Bánh ít mặn Bình Định không còn là các tên xa lạ đối với tất cả mọi người, đặc biệt là với những tín đồ đam mê ẩm thực Việt. Vậy hãy cùng Nem Chợ Huyện khám phá nét độc đáo của món ăn này qua cách làm bánh ít mặn Bình Định dưới đây nhé!
Mục Lục
Bánh ít mặn Bình Định – Đặc sản nổi tiếng
Bánh ít mặn Bình Định là một trong số những đặc sản Bình Định nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đến đây đều muốn thử một lần bên cạnh các món ăn khác như bánh cuốn Tây Sơn Bình Định, bánh xu xê Bình Định,…
Bánh ít mặn được làm một cách công phu, trải qua nhiều công đoạn. Khác với những loại bánh ít khác, bánh ít tôm thịt Bình Định được làm từ bột gạo nếp tươi. Gạo nếp loại 1 được ngâm mềm sau đó xay, ép khô rồi mới đem đi nhào cho đến khi bột có độ dẻo nhất định mới mang đi làm bánh. Chính vì thế, vỏ bánh rất mềm, dẻo khi hấp lên không quá khô cũng không quá nhão.
Bên cạnh đó, phần nhân bánh ít mặn Bình Định có vị đậm đà, béo của thịt, bùi thơm của đậu xanh và vị ngọt của tôm đất. Đây vừa là món ăn chơi, ăn no mà nhiều người lựa chọn khi đến với Bình Định. Nếu có dịp đến đây, hãy thưởng thức ngay bạn nhé!
Còn nếu không có thời gian hoặc muốn thử làm món bánh ngon, hấp dẫn này tại nhà, bạn có thể theo dõi ngay hướng dẫn làm bánh ít mặn Bình Định dưới đây của chúng tôi.
Nguyên liệu làm bánh ít mặn Quy Nhơn Bình Định
Để có được một món ăn hoàn hảo, điều trước tiên bạn cần làm là chuẩn bị đủ loại nguyên liệu cần thiết, tươi ngon. Bánh ít trần Bình Định cũng vậy. Cụ thể, nguyên liệu bao gồm:
- Gạo nếp/hoặc có thể dùng bột gạo nếp sẵn nhưng nó sẽ không ngon bằng nếu bạn tự làm bột gạo nếp tươi.
- Đậu xanh
- Tôm đất
- Thịt ba chỉ
- Hành khô
- Lá chuối
- Gia vị: bột ngọt, hạt nêm, tiêu xay, đường.
Với những nguyên liệu trên, bạn có thể hoàn toàn tìm mua ở các chợ hoặc siêu thị gần nhà. Nhưng nhớ hãy chọn loại có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn dùng, tươi ngon và an toàn nhé!
Cách làm bánh ít mặn Bình Định
Sau khi mua và kiểm ta đủ nguyên liệu, để làm món bánh ít Bình Định, bạn thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước #1: Sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong cách làm bánh ít mặn Bình Định đó là sơ chế nguyên liệu. Cụ thể:
– Lá chuối: bạn đem rửa sạch, để ráo rồi trụng qua nước sôi. Việc này giúp lá chuối giữ được màu xanh tươi, mềm & dai khi gói sẽ không bị rách.
– Đậu xanh: ngâm nước đến khi lớp vỏ ngoài tróc ra, sau đó đõi bỏ phần vỏ. Tiếp theo đem đậu xanh hấp chín, cho vào cối xay nhuyễn, nặn thành từng nắm tròn rồi dùng dao cắt lát và đánh tơi.
– Tôm đất tươi: rửa & làm sạch rồi để riêng ra tô. Thịt ba chỉ rửa với nước sạch rồi xắt sợi cho vào tô chung với tôm. Sau đó, ướp với hành củ khô giã nhuyễn, tiêu xay, hạt nêm, bột ngọt và đường. Sau 30 phút thì cho hỗn hợp tôm thịt vào xoong/chảo bắc lên bếp xào cho chín tới. Lúc này bạn có thể nêm nếm lại gia vị để phù hợp khẩu vị của mình.
– Gạo nếp: ngâm nếp đến khi mềm, nở thì đem xay rồi lắng bột. Lưu ý chỉ lấy phần tinh bột dẻo, ép bỏ phần nước bạn nhé! Muốn cho bột dẻo, không bị khô thì nên quết bột trong cối nhiều lần cho bột tới. Đây là công đoạn quan trọng, nên bạn cần kiên trì và tỉ mỉ để tránh bột quá khô hoặc nhão nước khi làm bánh sẽ không ngon.
Bước #2: Cắt lá chuối hình phễu
Nếu bạn muốn gói bánh ít mặn Bình Định trong lá chuối để món ăn thêm hấp dẫn, bắt mắt thì không thể bỏ qua việc cắt lá chuối. Với bánh ít nhân mặn Bình Định, bạn cắt lá chuối tròn để gấp thành hình phễu. Từ đó mới có thể làm nên những chiếc bánh hình thù đẹp được như hình quả núi, hình tam giác.
Lưu ý, để cắt lá chuối đều, bạn nên có canh khuôn lá từ cái đầu tiên đến cái cuối cùng.
Bước #3: Hơ lửa bột
Bước thứ 3 cũng là khâu quan trọng quyết định sự thành công của vỏ bánh là hơ lửa bột. Bạn lấy 3 đôi đũa, mỗi bên 3 chiếc lồng vào bột kéo ra và xoay đều trên bếp lửa cho đến khi bột chính và dẻo thì dừng lại.
Lưu ý: ở bước này, bạn cần hơ và kéo, xoay bột liên tục để khô bị cháy và để bột chín tới đều nhau.
Bước #4: Cho bột và nhân vào vo tròn
Bước thứ tư, sau khi bột, nhân & lá chuối đã sẵn sàng thì chúng ta tiến hành gói bánh ít mặn Bình Định. Bạn đặt bột lên lá chuối, cho lần lượt nhân đậu xanh, tôm thịt, phủ lên lớp đậu xanh nữa rồi khép miệng bánh lại vo tròn bột sao cho bột bao trọn nhân bánh. Tiếp theo, gói lá chuối bên ngoài lại là xong.
Lưu ý: nếu bạn không muốn nặn hình bánh thành hình núi, có thể làm hình chữ nhật, hoặc các hình thù theo sở thích.
Bước #5: Hấp bánh
Để hấp bánh, bạn sử dụng nồi hấp, cho nước vào phần nửa nồi bên dưới, phần xửng hấp bên trên cho bánh vào. Không nên xếp quá dày, nên cách chúng ra một khoảng nhé! Bánh ít mặn Bình Định hấp khoảng 20 phút là chín và có thể lấy ra dùng thử.
Trên đây là toàn bộ bài viết chia sẻ cách làm món bánh ít mặn Bình Định của Nem Chợ Huyện. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể tự thực hiện món bánh này tại nhà một cách dễ dàng!
Bài viết liên quan: